MMA NGHIỆP DƯ - HÃY ĐÀO RỘNG TRƯỚC KHI ĐÀO SÂU
Tương tự như nhiều môn võ đối kháng khác, hành trình hợp pháp hóa của MMA tại nhiều quốc gia khốc liệt không kém gì chính những trận đấu của mình.
Nói vậy, bởi dù có sức hấp dẫn và tốc độ phát triển chóng mặt, thậm chí vượt ngang cả những hình thức đối kháng thịnh hành như Muay Thái, Kickboxing, đe dọa tới ngôi vị độc tôn của Boxing, MMA thời kì đầu tiên vẫn đi theo con đường chuyên nghiệp, điều đã trở thành sự cản trở vô hình tới khả năng nhân rộng của thể thức thi đấu này.
Thoạt tiên, nghe có vẻ "ngược đời", bởi thể thao chuyên nghiệp vốn là đích đến của rất nhiều võ sĩ, với cơ hội đổi đời và mang lại nguồn tài chính dồi dào. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trên góc độ cá nhân, hoặc một nhóm nhỏ những tổ chức chuyên nghiệp - vốn không chiếm đa số trong xã hội.
Bởi để có thể lan tỏa rộng hơn nữa, MMA cần giảm bớt tính bạo lực, đề cao tinh thần thể thao, với một hình thức tổ chức bài bản và có sự liên kết giữa những quốc gia với nhau nhiều hơn nữa. Đó là lý do để những tổ chức MMA nghiệp dư toàn thế giới, như IMMAF và GAMMA ra đời.
Với mục tiêu đưa MMA trở thành môn thể thao hợp pháp tại Olympics, các tổ chức MMA nghiệp dư đã tạo ra một sân chơi thể thao thành tích cao đúng nghĩa, với đủ các lứa tuổi trẻ, trưởng thành, với một bộ luật "mềm" hơn.
Ví dụ rõ ràng nhất, với MMA nghiệp dư, các võ sĩ phải sử dụng nhiều đồ bảo hộ hơn (găng tay dày hơn, bảo hộ ống chân, quần áo đồng phục). Cùng với đó, các luật cấm cũng rộng hơn nhằm đề cao tính thể thao, bớt các hình ảnh bạo lực.
1. Cấm các đòn đánh chỏ
2. Cấm lên gối vào vùng đầu
3. Cấm các đòn bẻ khớp (crank), khóa gót (heel hook)
MMA nghiệp dư ra đời, cũng giống như sự xuất hiện của IFMA (Liên hiệp hội Muay Thái quốc tế), AIBA (Liên hiệp hội Boxing quốc tế), IJF (Liên đoàn Judo quốc tế), WKF (Liên đoàn Karate thế giới), WTF (Liên đoàn Taekwondo thế giới)... nỗ lực đưa các môn võ của mình vào Olympics. Bởi một khi được công nhận là môn thể thao Olympics, khả năng phát triển rộng của MMA sẽ nhanh và dễ dàng, có tính chính thống hơn rất nhiều.
Tại Việt Nam, Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam (VMMAF) ngoài phát triển hình thức thi đấu chuyên nghiệp, cũng hướng tới xây dựng phong trào MMA nghiệp dư, hòa nhập với các hoạt động của MMA quốc tế trong việc quảng bá hình thức thi đấu này.
Liên đoàn Taekwondo Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại VN vừa ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020-2023. Hy vọng đây sẽ là động lực để Taekwondo VN nhắm tới suất dự Olympic Tokyo.
Diễn ra đúng những ngày tâm bão, giải vô địch Taekwondo các CLB mạnh toàn quốc 2020 vẫn kết thúc tốt đẹp với tinh thần hướng về miền Trung.
Trở thành một trong những bộ môn thành tích cao, Kickboxing Việt Nam đang có bước chuyển mình lớn kể từ 3 năm trở lại đây.
Tiếp nối thành công từ giải Vô địch quốc gia Muay 2020 vừa qua, giải Vô địch Kickboxing toàn quốc 2020 cũng đem đến nhiều sự đổi mới thú vị.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, hạng 52kg nữ giải vô địch Kickboxing quốc gia 2020 đã tìm ra được những ứng cử viên đầu tiên cho tấm huy chương vàng.